Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Ly hôn đơn phương khi về già

Tình yêu cùng với trách nhiệm, sự tôn trọng là những điều cần thiết nhất để duy trì một cuộc hôn nhân bền vững. Vậy nên, dù ở tuổi nào, hôn nhân đều có thể dễ dàng tan vỡ nếu 2 bên vợ chồng không biết tôn trọng nhau. Hãy cùng xem tình huống dưới đây được xử lý bởi Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự.

1. Tình huống

Ông P.V.B là người con trai thứ 3 trong gia đình gia giáo có 4 anh em: anh cả làm bác sĩ, anh hai làm giáo viên, em út là cán bộ UBND xã. Bản thân ông B cũng giữ vị trí cốt cán trong quân đội.

Ông B và bà H đã kết hôn được hơn 20 năm. Vợ chồng ông có chung với nhau 2 người con gái đã trưởng thành. Trong quá trình chung sống, vợ chồng ông nảy sinh nhiều mâu thuẫn, mặc dù cả hai bên đã cố gắng hàn gắn nhưng mâu thuẫn vẫn không được giải quyết mà ngày càng trở nên trầm trọng.

Tuy cùng sống chung dưới một mái nhà nhưng vợ chồng ông đã không nói chuyện và sinh hoạt chung từ nhiều năm nay, mỗi người đều tự lo cho cuộc sống của mình. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi bà H trực tiếp thay ông nhận lương hưu và giữ toàn bộ số tiền ấy để sử dụng vào mục đích cá nhân. Từ khi về hưu, ông B nghỉ ở nhà không đi làm thêm nên mọi chi tiêu sinh hoạt của ông đều phụ thuộc vào lương hưu hàng tháng.

Ly hôn khi đã về già

Tuy chung sống bất hòa bao nhiêu năm nay nhưng ông không đệ đơn ly hôn ra Tòa vì nghĩ tới hai con. Hơn nữa, ông lo ngại việc ra tòa sẽ gây ồn ào thị phi không chỉ ảnh hưởng tới công việc bản thân mà còn ảnh hưởng tới dòng họ vì ông sợ Tòa sẽ triệu tập các anh em trong gia đình tham gia phiên tòa.

Bản thân các anh em trong gia đình ông B cũng phản đối việc vợ chồng ông ly hôn vì gia đình ông là gia đình gia giáo, chưa hề có tiền lệ ly hôn trước đó.  Tuy nhiên không thể tiếp tục chịu đựng hành vi quá đáng của vợ nên ông B tìm đến văn phòng luật sư nhờ tư vấn.

Để giải quyết yêu cầu của ông B, luật sư đã trực tiếp về quê ông B gặp anh em họ hàng ông để lấy lời khai xác minh tình trạng hôn nhân giữa hai vợ chồng ông. Đồng thời, trong buổi làm việc hôm đó, luật sư đã giải đáp cho tất cả các thành viên trong gia đình ông B về trình tự, thủ tục khi giải quyết một vụ án ly hôn cũng như cách thức để giải quyết nhanh nhất, hạn chế sự tham gia của nhiều thành phần.

Kết quả, mọi người trong gia đình ông B sau khi đã được giải thích cặn kẽ đã đồng ý cho ông B nộp đơn xin ly hôn ra Tòa án. Ngoài ra, Biên bản xác minh về tình trạng hôn nhân cũng được Tòa án chấp thuận như là căn cứ về tình trạng hôn nhân trầm trọng của ông B mà không phải thông qua hòa giải ở cấp cơ sở.

Ly hôn tuổi xế chiều là sự e ngại của nhiều người

Kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa giải quyết cho ông B được ly hôn đơn phương với bà H căn cứ tại khoản 1 điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Ngoài ra, bà H cũng buộc phải trả lại sổ lương cho ông B.

2. Nhận định từ Luật sư Lê Hồng Hiển

Có thể thấy, việc ly hôn khi cả hai vợ chồng đã có thời gian chung sống lâu dài, vợ chồng đều đã lớn tuổi không có quy định nào của pháp luật gây trở ngại. Việc giải quyết ly hôn cũng được thực hiện với trình tự và thủ tục như luật định. Ngoài ra, khó khăn khi giải quyết một vụ án ly hôn trong trường hợp này lại chính là những trở ngại về xã hội.

Rõ ràng trở ngại trong vụ án ly hôn kể trên không phải đến từ thủ tục, quy trình giải quyết tại Tòa án. Nó chính là những rào cản của định kiến, quan niệm và gây cản trở của chính những người thân trong gia đình. Họ không phải người trong cuộc và không hiểu được quy định của pháp luật nên nảy sinh tâm lý e ngại. Nếu như không thể giải tỏa tâm lý ấy cho họ, việc ly hôn khó mà hoàn thành.

thủ tục ly hôn khi về già không khó

Luật sư của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã dùng sự nhiệt tình, tâm huyết để nắm bắt được tâm lý tình cảm con người và dùng kiến thức pháp luật chắc chắn để giúp khách hàng giải quyết vấn đề trên và nhận được sự ủng hộ của mọi người trong gia đình.

Ngoài ra, cũng nhờ sự hỗ trợ của luật sư tư vấn ly hôn, vợ chồng ông B không cần phải tham gia thủ tục hòa giải cơ sở tại địa phương mà sẽ trực tiếp tham gia luôn thủ tục hòa giải tại Tòa án theo như Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Đây là thủ tục được khuyến khích và trên thực tế có một số tòa yêu cầu đương sự thực hiện thủ tục này. Việc hòa giải ở cơ sở với sự có mặt của các thành phần tổ dân phố, cư dân…sẽ khiến người muốn giữ bí mật e ngại vì sợ bàn tán.

Bằng sự chuyên nghiệp và bảo mật tuyệt đối thông tin của khách hàng, luật sư không chỉ giúp ông B thu thập chứng cứ ly hôn mà còn giúp gia đình ông B tránh được dị nghị đồn thổi từ làng xóm, giúp ông B giải quyết nhanh chóng việc ly hôn của mình.

Qua 10 năm giải  quyết các vụ án ly hôn, các vụ việc về hôn nhân và gia đình, các luật sư của  Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự tự hào đã giúp nhiều khách hàng của mình giải quyết nhanh chóng các vấn đề rắc rối, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp cho họ.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần sự trợ giúp pháp lý, hãy liên hệ với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự qua:

Địa chỉ: Phòng 324, số 142 đường Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 043 200 7447

Hotline: 091 789 4567

Email: luatsulehonghien@gmail.com

The post Ly hôn đơn phương khi về già appeared first on Dịch vụ tư vấn ly hôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét