Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người mẹ cũng đương nhiên có quyền trực tiếp nuôi con nhỏ hơn 36 tháng tuổi. Vụ việc dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Tóm tắt vụ việc
Vụ việc thuộc Bản án số: 26/2018/HNGĐ-PT do Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ giải quyết. Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1995. Địa chỉ: Ấp A, xã B, huyện C, tỉnh Sóc Trăng. Bị đơn: Ông Trần Văn P, sinh năm 1987. Địa chỉ: Ấp D, xã E, huyện T, thành phố Cần Thơ.
Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị X trình bày và yêu cầu như sau:
Bà và ông Trần Văn P chung sống với nhau vào năm 2015 và có 01 con chung tên Trần Thị L, sinh ngày 04/01/2016. Vợ chồng bà đã ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án chưa giải quyết về quyền nuôi con chung sau ly hôn. Hiện tại cháu L đang do ông P nuôi dưỡng. Bà khởi kiện yêu cầu được trực tiếp nuôi con, không yêu cầu ông P phải cấp dưỡng nuôi con.
Bị đơn ông Trần Văn P trình bày:
Ông là người trực tiếp nuôi con khi bà X bỏ đi từ tháng 11/2016 đến nay. Ông có thu nhập ổn định, đủ điều kiện chăm sóc tốt cháu L. Nay ông xin tiếp tục nuôi dưỡng cháu L, không yêu cầu bà X cấp dưỡng nuôi con.
Tại bản án hôn nhân sơ thẩm ngày 02/3/2018, Tòa án nhân dân huyện T đã quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị X về việc yêu cầu nuôi con. Giao cháu Trần Thị L (nữ), sinh ngày 04/01/2016 cho ông Trần Văn P tiếp tục nuôi dưỡng đến khi đủ 18 tuổi. Bà X không đồng ý với quyết định trên nên đã kháng cáo yêu cầu phúc thẩm sửa án sơ thẩm.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
Yêu cầu của bà X hợp lệ căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và bà đã đóng tạm ứng án phí đầy đủ. Mặc dù theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi phải được giao cho mẹ chăm sóc nhưng bà X đã bỏ nhà ra đi khi từ cháu L mới khoảng 11 tháng tuổi. Bà X có nêu rằng bà có về thăm con nhưng không bằng chứng chứng minh và cũng không có cơ sở cho rằng bên ông P không cho bà X thăm con.
Ông P đã chứng minh được trong thời gian trực tiếp nuôi con thì sức khỏe của con phát triển bình thường, hiện đang đi học và được nhà trường xác nhận.
QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
- Bác kháng cáo của bà Nguyễn Thị X, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
- Ông Trần Văn P có quyền tiếp tục nuôi dưỡng cháu Trần Thị L đến khi cháu trưởng thành.
- Bà Nguyễn Thị X có quyền thăm non cháu L, không ai được quyền cản trở.
2. Nhận định từ luật sư:
Điểm đặc biệt của vụ án này là việc Tòa án đã bác nội dung kháng cáo của bà X yêu cầu toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, giao cháu L (chưa tròn 36 tháng tuổi) cho bà X trực tiếp nuôi dưỡng.
Vụ việc được xác định ở đây là vụ việc “tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn” căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào trình bày của các bên Toà án đã đưa ra những nhận định cùng quyết định như vậy để giải quyết vụ án thì không đảm bảo tính khách quan và toàn diện. Bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 81 thì
“con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Như vậy, bên bị đơn (người chồng) phải có nghĩa vụ chứng minh bà X không có điều kiện chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì quyết định của Tòa án mới phù hợp và đầy đủ căn cứ và thuyết phục.
Những lập luận của cả luật sư bên nguyên đơn và bị đơn đều chưa có sức thuyết phục và chưa bao quát các vấn đề của vụ việc. Về phía luật sư của bà X, có thể lập luận về việc bỏ đi của người vợ sau khi sinh con là do tâm lý sau sinh không ổn định mà lại không được gia đình chồng quan tâm nên mới có hành động bồng bột như vậy. Luật sư của bà X có thể tiếp tục khai thác việc gia đình ông P không cho bà X gặp con. Đồng thời phải chứng minh việc bà X có đủ điều kiện để nuôi con, trong khi bé L là con gái nên ở với mẹ tốt hơn cũng là lợi thế đối với bà X.
Tại thời điểm tranh chấp ly hôn xảy ra, cháu L chưa đủ 36 tháng tuổi nên bà X có nhiều lợi thế trong việc chăm con. Ngoài ra, luật sư của bà X cần tìm hiểu để chứng minh các điều kiện chăm sóc con của ông P không tốt bằng bà X. Nếu luật sư của bà X có thể chứng minh được những điều như trên thì có thể Toà án sẽ thay đổi quyết định của Tòa án. Việc chứng minh các điều kiện nuôi con cần bám sát vào các điều kiện mà pháp luật quy định. Cụ thể trong trường này thì phải chứng minh được điều kiện hiện tại của người mẹ là không đủ đảm bảo chăm sóc con. Luật sư cần chú ý để chứng minh rõ nội dung này.
Con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ có ưu thế hơn trong việc tranh chấp quyền nuôi con với người chồng trước tòa. Tuy nhiên trong trường hợp người vợ không làm tròn trách nhiệm, người chồng có năng lực chăm sóc con tốt hơn (điều kiện, tinh thần, sức khỏe,…) thì người mẹ cũng không thể giành quyền nuôi con được. Vấn đề của vụ án này là người chồng đã chứng minh được đầy đủ điều kiện nuôi con, cháu bé vẫn phát triển bình thường
Từ vụ việc trên có thể thấy, có luật sư đồng hành bên mình chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn giành quyền lợi khi ly hôn. Các luật sư và chuyên viên pháp lý của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ giúp bạn chiếm được lợi thế tối đa khi ly hôn nói chung và trong cuộc chiến giành quyền nuôi con nói riêng. Với kinh nghiệm trong 10 năm giải quyết vô số vụ việc ly hôn trên thực tế cũng như kiến thức chuyên môn sâu rộng, các luật sư đã tích lũy được cho mình những cách giải quyết có lợi nhất cho khách hàng. Nếu có nhu cầu tư vấn pháp luật hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline tư vấn miễn phí 24/24: 0917894567 – Điện thoại: 0243 200 7447.
The post Mẹ vẫn có thể thua khi tranh chấp quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi appeared first on Dịch vụ tư vấn ly hôn.
Cảm ơn đã chia sẽ a. bên mình có. DỊCH VỤ LY HÔN TẠI BIÊN HÒA ĐỒNG NAI rất vu được hợp tác với công ty
Trả lờiXóa