Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Hãy chắc chắn về những yêu cầu tại phiên tòa ly hôn

Trong các vụ việc ly hôn, có vô vàn những tình huống, có những trường hợp không hiểu luật mà đưa ra những yêu cầu không được tòa án chấp thuận trong phiên tòa. Vì vậy, trước Tòa án, hãy đảm bảo mình chắc chắn về những yêu cầu khi ly hôn đảm bảo phù hợp pháp luật để không làm mất quyền lợi hợp pháp của mình.

1. Tóm tắt vụ việc

Vụ việc do Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội giải quyết. Nguyên đơn là bà A địa chỉ tại phường Y, quận H thành phố Hà Nội. Bị đơn là ông B cùng địa chỉ thường trú trên. Nguyên đơn là bà A trình bày rằng bà A cùng ông B kết hôn năm 1987.

Đến năm 1990 thì phát sinh mâu thuẫn do ông B gia trưởng, vũ phu nhiều lần say rượu và đánh đập, chửi bới bà. Thậm chí, có lần bà còn bị gãy xương bả vai phải đi bó bột, lần thì rách má phải đi khâu. Hành động bạo lực của ông B diễn ra khá thường xuyên. Có tháng, bà bị đánh đập đến vài lần.

Chồng vũ phu

Do bị đánh đập và hành hung nhiều lần, bà đã từng bỏ về nhà bố mẹ đẻ hơn nửa năm nhưng sau đó vì thương các con cũng như mong ông B thay đổi, bà đã quay lại chung sống tiếp song không nói chuyện, không gần gũi và ly thân.

Tháng 4/2016, khi bà về quê để họp lớp thì ông B tìm đến nơi đánh đập bà trước sự chứng kiến của bạn bè. Tháng 12/2016, ông B uống rượu say và lại đánh đập bà đến mức phải nhờ công an can thiệp để không ảnh hưởng đến tính mạng.

Ông B vũ phu

Ông B đã nhiều lần đánh đập vợ (ảnh minh họa)

Ba năm nay hai vợ chồng không nói chuyện, sống ly thân  và hòa hợp ít. Bà muốn ly hôn để được giải thoát và yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề con chung, cấp dưỡng và tài sản như sau:

  • Về con chung: Hai vợ chồng có 4 con chung là C, D, E, F. Hai người con là C và D đã đến tuổi trưởng thành nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Bà xin được nuôi E và F và yêu cầu ông B cấp dưỡng 10.000.000đ/tháng để nuôi 2 con.
  • Về tài sản: Bà xin tự thỏa thuận, không yêu cầu tòa án giải quyết,

Về phía ông B, ông xác nhận có hành động bạo lực và vũ phu do áp lực công việc và kinh tế. Ông không muốn ly hôn vì không muốn gia đình tan vỡ. Tuy nhiên, nếu bà A kiên quyết ly hôn, bà A phải nuôi cả 4 đứa con, tài sản phải hiến hết vào từ thiện thì ông đồng ý thuận tình ly hôn.

  • Về con chung: Nếu ly hôn, ông đồng ý để bà A nuôi 2 cháu và E và F, ông cấp dưỡng 10.000.000đ/tháng để nuôi hai con.
  • Về tài sản: Ông có nguyện vọng cho vào quỹ từ thiện, không yêu cầu Tòa giải quyết.

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

  • Về quan hệ hôn nhân: Bà A được ly hôn với ông B
  • Về con chung: ghi nhận sự thỏa thuận của hai ông bà về việc giao con cho bà A nuôi, ông B cấp dưỡng mỗi tháng 10.000.000đ
  • Về tài sản: Không yêu cầu Tòa án giải quyết nên Tòa không xét.

2. Ý kiến từ luật sư

Trong bản án số 43/2017/HNGĐ-ST, có thể thấy một điểm đặc biệt trong vụ án này đó chính là yêu cầu của ông B về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, thay vì yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng, ông lại đề xuất hiến toàn bộ tài sản và coi đó như là điều kiện để ông ký đơn thuận tình ly hôn.

Tuy nhiên, yêu cầu này của ông B có 2 vấn đề đó là:

  • Thứ nhất, yêu cầu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Theo quy định của pháp luật, Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng nếu các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau. Trong khối tài sản đó có một phần thuộc quyền sở hữu của bà A nên một khi chưa xác định được phần sở hữu của bà A trong khối tài sản chung thì ông B hay Tòa án đều không có quyền định đoạt. Nếu ông B muốn làm từ thiện thì ông phải yêu cầu Tòa án chia tài sản và sử dụng phần tài sản của mình. Chỉ khi tài sản chung đã được phân chia thì ông B mới có quyền làm theo ý mình mong muốn.
  • Thứ hai, yêu cầu này của ông B có lẽ thể hiện một sự hiểu lầm về việc ly hôn khi đặt ra điều kiện để ông ký đơn ly hôn. Có thể ông B đã cho rằng việc ly hôn phải có sự đồng thuận của cả hai thì mới có thể giải quyết được. Tuy nhiên, pháp luật quy định rất rõ ràng về quyền yêu cầu ly hôn đơn phương, và dù một bên không đồng thuận, không hợp tác thì Tòa án vẫn có thể giải quyết được tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Không phải yêu cầu nào trong khi ly hôn cũng được Tòa án chấp nhận và giải quyết. Vì thế, trước khi đưa ra yêu cầu để được Tòa án chấp nhận giải quyết, bạn phải chắc chắn rằng yêu cầu đó của mình có phù hợp với quy định của pháp luật không, khả năng được chấp thuận yêu cầu có cao hay không…

Sau khi đã xác định được yêu cầu của mình là chính đáng thì việc thể hiện, trình bày yêu cầu của mình cũng phải tuân theo hình thức, thủ tục do luật định. Nếu không đảm bảo tất cả các yếu tố về hình thức, nội dung và thủ tục thì yêu cầu mà bạn đưa ra chắc chắn sẽ không được chấp nhận, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn.

Từ đó, có thể thấy rằng, việc tìm luật sư để được tư vấn, trợ giúp pháp lý khi ly hôn là điều vô cùng cần thiết. Nhiều người có suy nghĩ chỉ khi không thể giải quyết được mới nhờ đến luật sư là một sai lầm. Cũng giống như khi bạn chữa bệnh, bác sĩ phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội chữa trị của bạn càng cao thì việc để luật sư can thiệp sớm vào vụ việc ly hôn của bạn cũng vậy. Bạn càng nhờ luật sư tư vấn càng sớm thì bạn sẽ càng đảm bảo quyền lợi cho mình.

Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp trong quá trình ly hôn hoặc cần sự trợ giúp, tư vấn của luật sư ly hôn, hãy liên hệ với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự qua Hotline tư vấn miễn phí 24/24: 0917894567 – Điện thoại: 0243 200 7447 

Các luật sư của  Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự không chỉ có kiến thức pháp luật chắc chắn mà còn có kinh nghiệm lâu năm trong việc giải quyết các vụ án ly hôn chắc chắn sẽ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bạn.

 

The post Hãy chắc chắn về những yêu cầu tại phiên tòa ly hôn appeared first on Dịch vụ tư vấn ly hôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét