Người phụ nữ ngoại tình vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, việc phản bội và lừa dối người bạn đời là hành vi khó nhận được sự tha thứ. Khi ly hôn trong trường hợp vợ ngoại tình, câu hỏi được nhiều người chồng đặt ra chính là: Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời!
1. Quy định của Pháp luật về quyền nuôi con
Pháp luật quy định về quyền nuôi con sau ly hôn tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Từ quy định trên, có thể thấy việc ai sẽ là người nuôi con phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Độ tuổi của con:
Các quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cho thấy rằng, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích mọi mặt của con.
Điều này xuất phát từ thực tế các bé dưới 36 tháng tuổi rất cần sự chăm sóc và nuôi dưỡng từ mẹ, nhất là các bé đang trong độ tuổi bú sữa mẹ.
Trường hợp con từ đủ 3 tuổi đến dưới dưới 7 tuổi thì hai vợ chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con cũng như các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với đứa trẻ sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.
Con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng và mong muốn của con xem con muốn được ở với ai.
Điều kiện về vật chất:
Tòa án sẽ xem xét các điều kiện về vật chất để trao quyền nuôi con cho một bên. Các yếu tố về vật chất bao gồm việc cung cấp cho con các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập…dựa trên thu nhập của bố hoặc mẹ. Bạn không cần phải đảm bảo cho con cuộc sống khá giả song cần đáp ứng các nhu cầu tối thiểu mà một đứa trẻ cần.
Điều kiện về thời gian:
Người được trao quyền nuôi con phải là người đảm bảo được thời gian chăm sóc và dạy dỗ, giáo dục con. Phải dành thời gian nhất định quan tâm đến con mới có thể khiến con cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thương.
Điều kiện về phẩm chất đạo đức:
Người nuôi con cũng cần phải có phẩm chất đạo đức tốt để dạy dỗ và giáo dục con. Người có lối sống không tốt, không lành mạnh, thường xuyên vi phạm pháp luật sẽ gặp bất lợi lớn khi giành quyền nuôi con.
Điều kiện về môi trường sống:
Người nuôi con phải đảm bảo một môi trường sống lành mạnh cho con. Tránh xa các môi trường có thường xuyên xảy ra tệ nạn xã hội, không tốt cho sự phát triển toàn diện của con.
2. Như vậy, vợ ngoại tình có quyền nuôi con không?
Từ những phân tích ở trên, có thể nhận thấy rằng, vợ ngoại tình vẫn có khả năng được quyền nuôi con. Vì sự xem xét quyền nuôi con dựa vào nhiều yếu tố khác như ở trên nên người nào chứng minh được rằng mình sẽ đảm bảo được nhiều quyền lợi cho con hơn sẽ là người được pháp luật trao quyền nuôi con.
Vì thế, khi người vợ ngoại tình nhưng lại chứng minh được khả năng tài chính, điều kiện sống, môi trường sống, thời gian mà cô ấy dành cho con vượt trội hơn hẳn bạn, con lại có mong muốn được sống với mẹ thì khả năng cô ấy giành được quyền nuôi con là rất lớn.
Tuy nhiên, hành vi ngoại tình của người vợ cũng cho thấy rằng cô ta không đảm bảo điều kiện về phẩm chất, đạo đức khi có hành vi lừa dối, phản bội chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu việc ngoại tình này là nguyên nhân chính dẫn đến việc ly hôn sẽ càng làm cho khả năng nuôi con của người phụ nữ ngoại tình bị thu hẹp.
Trong trường hợp vợ ngoại tình, các ông chồng sẽ có nhiều cơ hội hơn để giành quyền nuôi con.
3. Tư vấn ly hôn khi vợ ngoại tình
Khi gặp phải trường hợp ly hôn vì vợ ngoại tình mà muốn giành quyền nuôi con, bạn đã có những lợi thế nhất định. Nếu không biết tận dụng những lợi thế đó sẽ khiến bạn gặp bất lợi và khó khăn hơn khi giành quyền nuôi con.
Khi người vợ ngoại tình, phản bội, lừa dối bạn, bạn nên bình tĩnh và tìm chứng cứ cho hành động đó. Khi tìm được chứng cứ ngoại tình xác đáng, bạn có thể làm đơn tố cáo việc ngoại tình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để vợ bạn bị xử lý về hành vi đó, có thể là phạt hành chính hoặc xử lý hình sự nếu thỏa mãn các điều kiện của pháp luật. Điều này sẽ giúp bạn giành được lợi thế khi Tòa án phán xét quyền nuôi con.
Để đảm bảo bạn có thể giành được lợi thế tuyệt đối khi giành quyền nuôi con cũng như phân chia tài sản, hãy tham khảo ý kiến, sự tư vấn, sự trợ giúp pháp lý từ phía luật sư. Là những người giàu kinh nghiệm, nắm vững kiến thức pháp luật nên luật sư sẽ cho bạn những lời khuyên chính xác nhất.
Khi có nhu cầu tư vấn ly hôn và trợ giúp pháp lý, dịch vụ tư vấn ly hôn của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ giúp bạn
- Địa chỉ: Phòng 324, số 142 đường Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 091 789 4567
- Điện thoại: 0243 200 7447
- Email: luatsulehonghien@gmail.com
Bằng vốn kinh nghiệm giàu có khi đã giải quyết thành công nhiều vụ án ly hôn trong thực tế, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cam kết sẽ giành được lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình.
The post Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không? appeared first on Dịch vụ ly hôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét