Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Trợ cấp nuôi con sau ly hôn, trách nhiệm thuộc về ai?

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi là P.N.T, 32 tuổi. Tôi kết hôn năm 2013 với chồng cũ qua lời giới thiệu của một người quen. Khoảng 2 năm sau khi kết hôn, tôi sinh bé gái đầu lòng.  Con gái của tôi khi đó sinh thiếu tháng nên không được khỏe mạnh, thường hay đau ốm. Chồng tôi trong thời gian đó không hề giúp đỡ tôi chăm lo cho con mà còn ngoại tình. Tôi đã làm đơn ly hôn đơn phương cuối năm và được giải quyết ly hôn, quyền nuôi con thuộc về tôi và chồng cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho tới khi cháu đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, từ lúc ly hôn xong tới nay, anh ta chưa một lần gửi trợ cấp nuôi con. Không biết có quy định nào của pháp luật giúp tôi đòi trợ cấp cho con không mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Chào bạn P.N.T, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp luật về trợ cấp nuôi con sau ly hôn

Pháp luật quy định cha hoặc mẹ sau khi ly hôn không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhằm đảo bảo các quyền lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ và giúp bên trực tiếp nuôi dưỡng con bớt được gánh nặng tài chính. Khoản 2 Điều 82 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định pháp luật

Trong trường hợp của bạn, bạn là người trực tiếp nuôi con nên người không trực tiếp nuôi con là chồng bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, khi ly hôn, bạn đã yêu cầu mức cấp dưỡng cụ thể hoặc nhờ Tòa án quy định dựa vào thu nhập, khả năng thực tế của người chồng. Khi chồng cũ của bạn không thực hiện việc cấp dưỡng cho con thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định:

“Bản án, quyết định quy định tại Điều 2 của Luật này phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án.”

Bạn cần nộp đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đến cơ quan thi hành án dân sự để được giải quyết.

Cấp dưỡng con cái sau ly hôn

Cha mẹ ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thuộc về ai?

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, người có hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ dấu hiệu cấu thành Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

2. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng

Đơn yêu cầu thi hành án phải được trình bày theo Mẫu số D 04-THADS, Phụ lục VI được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và Biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi cho bạn để yêu cầu trợ cấp nuôi con sau ly hôn theo Quyết định/ Bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong trường hợp còn vướng mắc hoặc bạn cần hỗ trợ về pháp lý, bạn có thể liên hệ với:

Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự 

Địa chỉ: Phòng 324, số 142 đường Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 091 789 4567

Email: luatsulehonghien@gmail.com

Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự có những luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án trong lĩnh vực hôn nhân & gia đình sẽ cho bạn lời khuyên, sự tư vấn chính xác nhất, giúp bạn giành được quyền lợi chính đáng của mình khi ly hôn cũng như giải quyết nhanh các vụ việc có liên quan đến Hôn nhân & Gia đình. Sự tận tâm, hiệu quả làm việc cùng với đạo đức nghề nghiệp chính là những gì mà Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cam kết với khách hàng!

 

The post Trợ cấp nuôi con sau ly hôn, trách nhiệm thuộc về ai? appeared first on Dịch vụ ly hôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét