Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Tư vấn luật ly hôn mới nhất

Ly hôn khi chưa nắm rõ các quy định của pháp luật có thể sẽ khiến bạn thiệt thòi vì không đòi được các quyền và lợi ích cho mình. Đừng để sự thiếu hiểu biết khiến bạn bị bất lợi, hãy tham khảo những nội dung tư vấn luật ly hôn mới nhất dưới đây

1. Các căn cứ để ly hôn theo pháp luật

Căn cứ ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định tại điều 5556 cụ thể cho các trường hợp ly hôn như sau:

1.1.  Căn cứ ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương tức là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Căn cứ để được Tòa án chấp thuận cho ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Khoản 1, 2 điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51khoản 3 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình thì: Cha, mẹ hoặc người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Trong trường hợp này, Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Tư vấn ly hôn

Tư vấn ly hôn mới nhất

Như vậy, ba trường hợp ly hôn đơn phương, căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn đối với mỗi trường hợp là khác nhau, cụ thể:

  • Trường hợp 1 – Ly hôn theo yêu cầu của 1 bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành và có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Về thủ tục, khi có yêu cầu ly hôn, tòa án sẽ tiến hành lấy lời khai, hòa giải và xác minh tình trạng hôn nhân. Trường hợp hòa giải không thành và có căn cứ cho ly hôn nêu trên, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn. Các hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
  • Trường hợp 2 – Ly hôn với người bị Tòa án tuyên bố mất tích: Trong trường hợp này, Tòa án chỉ công nhận căn cứ ly hôn này khi có bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng đã biệt tích từ hai năm trở lên kể từ ngày có tin tức cuối cùng về vợ hoặc chồng, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết theo điều 68 Bộ luật dân sự 2015.
  • Trường hợp 3 – Ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc của người thân thích khác: Trường hợp này, Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có căn cứ chứng minh một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015, bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình được xác định là người mất năng lực hành vi dân sự. Căn cứ để xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự là quyết định của Tòa án tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Ly hôn với người tâm thần hoặc không thể nhận thức được hành vi của mình cũng cần được tư vấn

1.2.  Căn cứ ly hôn thuận tình

Quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Như vậy căn cứ để ly hôn thuận tình chính là việc hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và thỏa thuận được tất cả các vấn đề về tình cảm, quyền nuôi con, phân chia tài sản… Nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng Tòa án xét thấy thỏa thuận không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định giải quyết việc ly hôn.

2. Quyền chia tài sản

Việc chia tài sản ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 59 luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó:

“3. Tài sản của vợ và chồng khi ly hôn sẽ phân chia do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án giải quyết. Tài sản chung của vợ và chồng sẽ được chia đôi nhưng tính các yếu tố gồm: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;  Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

4. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì thuộc sở hữu của người đó trừ trường hợp nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”

Tài sản chung của vợ và chồng được quy định tại điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, tài sản chung là:

“1. Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Chia tài sản khi ly hôn

Tư vấn chia tài sản khi ly hôn để đảm bảo quyền lợi cho chính mình

Tài sản riêng của vợ hoặc chồng được quy định tại điều 43 luật Hôn nhân và gia đình 2014 gồm:

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

3. Quyền nuôi con

Quyền nuôi con quy định tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Từ quy định trên, có thể thấy luật ly hôn quyền nuôi con được xem xét dựa vào độ tuổi của con, cụ thể là:

  • Con dưới 36 tháng tuổi: giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Người mẹ chỉ không được quyền nuôi con khi cha, mẹ đã có thỏa thuận khác để đảm bảo về lợi ích của con hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.
  • Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi: do cha, mẹ thỏa thuận về việc trực tiếp nuôi con, trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con
  • Con từ đủ 07 tuổi trở lên: con từ đủ 07 tuổi trở lên Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai để quyết định người trực tiếp nuôi con.

4. Án phí ly hôn

Theo quy định từ Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án thì án phí thì khi ly hôn tại Tòa, người yêu cầu ly hôn sẽ phải nộp mức án phí là 300.000đ với yêu cầu ly hôn không tranh chấp về tài sản. Nếu ly hôn thuận tình thì mỗi bên sẽ chịu ½ mức án phí. Trường hợp có tranh chấp về tài sản thì mức án phí sẽ dựa vào tài sản tranh chấp cụ thể là:

  • Tài sản có giá trị từ 6.000.000 đồng trở xuống: Mức án phí là 300.000 đồng;
  • Tài sản có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Mức án phí bằng 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
  • Tài sản có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí là:  20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;
  • Tài sản có giá trị từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Mức án phí là: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;
  • Tài sản có giá trị từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;
  • Tài sản có giá trị từ trên 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Ví dụ: Vợ chồng bạn ly hôn và có tranh chấp tài sản là ngôi nhà trị giá 1.000.000.000 đồng (1 tỷ VNĐ). Mức tạm ứng án phí sẽ là 36.000.000 đồng + 3% x (1.000.000.000 đồng – 800.000.000 đồng) = 42.000.000 đồng.

5. Tư vấn tâm lý

Khi quyết định đi tới hôn nhân, cả hai vợ chồng đều mong muốn có được cuộc hôn nhân lâu dài và bền vững, vợ chồng cùng nhau xây dựng tương lại hạnh phúc. Vì vậy, hãy suy xét kỹ về khả năng phục hồi mối quan hệ trước khi ra quyết định ly hôn. Nếu tình trạng hôn nhân căng thẳng đến mức đỉnh điểm không thể cứu vãn thì ly hôn là quyết định khá khó khăn song vẫn nên được đưa ra cân nhắc.

Tư vấn tâm lý khi ly hôn

Lúc này, ly hôn không phải là bước đường cùng mà thực sự là một giải pháp giúp bạn mở ra những lựa chọn mới cho cuộc sống của mình, đối phương và thậm chí là cho chính những đứa con của bạn, vì nếu duy trì quan hệ hôn nhân nhưng không có niềm vui, hơi ấm thực sự của một gia đình thì điều đó chỉ càng khiến đứa trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc.

6. Sự hỗ trợ của Luật sư.

Một trong những lời khuyên hữu ích cho bạn khi ly hôn chính là sử dụng luật sư tư vấn ly hôn. Những lợi ích bạn sẽ có được khi có sự trợ giúp của luật sư là:

  • Đảm bảo hồ sơ với các giấy tờ đầy đủ, không mất thời gian sửa đổi đơn từ, bổ sung hồ sơ;
  • Cung cấp kịp thời và đầy đủ các chứng cứ hoặc giấy tờ có lợi nhất để chứng minh cho yêu cầu của bạn;
  • Đảm bảo tối đa quyền lợi cho bạn khi phân chia tài sản và giành quyền nuôi con;
  • Đảm bảo bí mật đời tư cho bạn;
  • Đưa ra cho bạn những giải pháp tốt nhất, có lợi nhất trước mọi vấn đề pháp lý…….

Vì vậy, hãy đảm bảo là bạn có sự tư vấn luật ly hôn và trợ giúp kịp thời của luật sư tư vấn ly hôn để đảm bảo được quyền lợi cho mình ở mức tối đa hoặc chí ít rằng bạn chắc chắn không phải nhận phần thiệt thòi và vụ việc được giải quyết một cách công bằng.

Khi có nhu cầu tư vấn hoặc mời luật sư ly hôn, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự chính là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Đội ngũ luật sư và chuyên viên với kinh nghiệm dày dặn về chuyên môn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cùng sự từng trải trong cuộc sống sẽ hiểu rõ hơn ai hết những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và có phương án giải quyết tốt nhất cho khách hàng, giúp bạn có được lợi thế khi ly hôn.

Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Địa chỉ: Phòng 324, số 142 đường Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 091 789 4567

Email: luatsulehonghien@gmail.com

The post Tư vấn luật ly hôn mới nhất appeared first on Dịch vụ ly hôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét