Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Bằng chứng trong vụ án ly hôn: Như thế nào là hợp lý?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, lỗi của một bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ làm vợ, chồng sẽ được xem xét trong quá trình phân chia tài sản. Vì thế, việc chứng minh lỗi của bên còn lại thông qua các chứng cứ, bằng chứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án ly hôn. Tuy nhiên, không phải chứng cứ nào đưa ra cùng là hợp pháp và được pháp luật công nhận.

1. Tóm tắt tình huống

Ông C.V.P và bà K.T.N đã kết hôn được 25 năm. Ông bà kết hôn từ khi ông bắt đầu lập nghiệp. Đến nay ông P đã là một doanh nhân thành đạt còn vợ ông làm nội trợ ở nhà. Ông bà có với nhau 2 người con, 1 trai 1 gái đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng.

Lúc mới yêu, bà N đã tỏ ra là một người hay ghen tuông, thích kiểm soát người yêu. Sau khi kết hôn, tính chiếm hữu của bà càng cao. Bà đã nhiều lần đòi ông sa thải những thư ký nữ bên cạnh chồng. Vì nghĩ rằng vợ thật lòng yêu mình nên mới thích kiểm soát nên ông P cũng nhẫn nhịn mỗi lần bà giận dỗi yêu cầu sa thải nhân viên.

ngoại tình công sở

Công việc làm ăn thuận lợi, sự nghiệp ông P ngày càng mở rộng. Là một doanh nhân, công việc đòi hỏi ông thường xuyên phải tiếp xúc khách hàng, gặp gỡ đối tác. Cũng có nhiều khách hàng nữ cảm mến ông nên thường xuyên nhắn tin hỏi han. Ông không muốn để vợ hiểu lầm nên luôn cố gắng hạn chế tối thiểu việc tiếp xúc, gặp gỡ những khách hàng nữ nhưng ông vẫn không thể tránh khỏi tuyệt đối.

Thói ghen bóng ghen gió của bà P tỷ lệ thuận với thành công của chồng mình. Bà thuê người theo dõi bí mật chồng và thường xuyên đến công ty mà không báo trước để kiểm tra ông. Khi phát hiện mình bị theo dõi, ông P vô cùng tức giận, yêu cầu vợ ngừng hành vi nhưng bà N không chịu vì cho rằng cây ngay không sợ chết đứng, nếu ông không làm điều gì khuất tất thì sao phải sợ.

Thất vọng vì vợ không còn tin tưởng, ông P lao đầu vào công việc và càng ít về nhà. Thấy chồng ít về nhà hơn trước, bà N càng sốt ruột liên lạc mọi nguồn để tra hỏi tình hình của ông. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi ông đang cùng nhân viên trong công ty đang ăn tối cùng một đối tác nữ tại một nhà hàng thì vợ ông hùng hổ lao đến lấy ly rượu trên bàn hắt vào mặt đối tác và chửi rủa thậm tệ. Việc làm của bà đã gây tổn thất lớn cho công ty không chỉ về kinh tế mà còn danh dự.

bằng chứng tại tòa án ly hôn

Bà N không những không nhìn lại lỗi lầm của mình mà còn yêu cầu ly hôn với ông P. Trong đơn khởi kiện, bà yêu cầu được lấy phần hơn trong khối tài sản chung dựa trên căn cứ ông P vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Bà đưa ra bằng chứng là những tin nhắn mà những khách hàng, đối tác nữ gửi cho ông (điểm d, Khoản 2, Điều 59 Luật hôn nhân)

Ông P đã sáng suốt khi tìm đến sự tư vấn của luật sư. Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, luật sư đánh giá chứng cứ mà bà N đã giao nộp cho Tòa là không đủ thuyết phục để chứng minh ông P vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Nhờ vậy mà vụ án đã được giải quyết một cách khách quan, ông P không bị thiệt khi phân chia tài sản. Cả hai ông bà đều được nhận phần tài sản ngang nhau. Vợ chồng ông bà được Tòa giải quyết cho ly hôn với căn cứ là mâu thuẫn, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

2. Nhận định của Luật sư

Bà N đưa ra bằng chứng không chung thủy của ông P và yêu cầu Tòa án chia phần hơn trong khối tài sản chung là dựa vào quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

…………….

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Nếu như bằng chứng bà N đưa ra chứng minh được ông P đã vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cụ thể là hành vi ngoại tình, không chung thủy, thì bà sẽ giành được lợi thế khi Tòa án phân chia khối tài sản chung. Tuy nhiên, bằng chứng bà N đưa ra để chứng minh hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng của ông P là không đủ điều kiện thuyết phục. Những tin nhắn, khách hàng đối tác nữ gửi cho ông P có thể là chỉ vì công việc mà hai bên đang hợp tác. Hoặc nếu có chứa đựng tình cảm thì cũng chỉ là từ phía người kia, không có bằng chứng cho thấy ông P đã đáp lại hay có hành động vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Ngoài ra, nếu bằng chứng bà N đưa ra được lấy từ máy tính, điện thoại cá nhân của ông P mà chưa được ông P cho phép, bà còn đã vi phạm việc xâm phạm những vật dụng cá nhân của ông P. Những bằng chứng được lấy ra khi xâm phạm quyền cá nhân này đều không được pháp luật công nhận.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 tại Điều 94, nguồn của chứng cứ là:

“1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

Văn bản công chứng, chứng thực.

Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

Chứng cứ nói chung và chứng cứ ngoại tình nói riêng cần đáp ứng yêu cầu chung của chứng cứ, tức là phải khách quan, liên quan và hợp pháp. Vì thế, việc thu thập chứng cứ ngoại tình bất hợp pháp cũng không được tòa án công nhận. Chứng cứ phải đáp ứng được yêu cầu tại Điều 108 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:

“1. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

2. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.”

Việc xác minh, thu thập chứng cứ là khâu quan trọng quyết định đến phán quyết của bản án trong vụ án ly hôn, đặc biệt là những vụ án có yêu cầu phân chia tài sản. Chứng cứ chỉ có giá trị chứng minh khi đảm bảo tính hợp pháp, tính liên quan (Điều 108 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Việc thu thập chứng cứ đúng, chuẩn và đầy đủ không bao giờ là dễ dàng. Chỉ có luật sư – những người có kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm thực tế mới có khả năng thu thập và đánh giá những chứng cứ có lợi cho khách hàng cũng như chứng cứ bất lợi cho đối phương.

3. Tìm đến tư vấn từ luật sư để tư vấn, thu thập những bằng chứng có lợi cho mình

Nhiều người ủy thác việc tìm chứng cứ cho các thám tử. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thám tử lại chưa phải là một nghề được công nhận.Vì vậy, việc thuê thám tử theo dõi, thu thập chứng cứ có thể bị Tòa án bác bỏ. Ngoài ra, những chứng cứ lấy được do xâm nhập thư tín, xâm nhập gia cư bất hợp pháp không chỉ không được công nhận mà còn vi phạm pháp luật.

Để chứng cứ thực sự là một bằng chứng có lợi cho bạn, chứng cứ phải đáp ứng được những quy định mà pháp luật tại Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 như nguồn chứng cứ, xác định chứng cứ, xác minh, thu thập chứng cứ…Vì vậy, việc đưa ra các chứng cứ hợp pháp chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhất là với những người không hiểu rõ mọi quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Do đó, khi gặp phải các vụ việc cần phải thu thập chứng cứ để đưa ra bằng chứng cho lợi cho mình, bạn cần nhờ tới sự tư vấn, trợ giúp pháp lý từ phía luật sư. Các luật sư là những người có kiến thức pháp luật chắc chắn, có kinh nghiệm giải quyết những vụ án tương tự trong thực tế nên sẽ giúp bạn giải quyết vụ việc của mình một cách nhanh chóng và có lợi nhất.

Từ 10 năm kinh nghiệm giải quyết các vụ án ly hôn và những vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, các luật sư tư vấn ly hôn của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã trải qua nhiều tình huống từ đó có cách giải quyết nhanh chóng riêng cho từng vụ việc.  

Bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm của toàn thể đội ngũ luật sư, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cam kết làm hài lòng mọi khách hàng, hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và có lợi nhất!

>> Các nội dung nhiều người xem:

The post Bằng chứng trong vụ án ly hôn: Như thế nào là hợp lý? appeared first on Dịch vụ tư vấn ly hôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét