Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Tài sản hình thành trong hôn nhân không phải lúc nào cũng là của chung.

Pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng là tài sản hình thành trong hôn nhân, tuy nhiên không phải mọi tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều mặc nhiên được xác định là tài sản chung của vợ chồng và  phải chia khi ly hôn. Bản án dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

1. Tóm tắt bản án

Chị H và anh Đ kết hôn năm 2000 tại UBND phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Họ có 2 con chung là cháu N sinh năm 2009 và cháu D sinh năm 2010. Năm 2017, chị H khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết cho ly hôn, quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Tài sản hình thành trong hôn nhân

Yêu cầu của chị H như sau

Về con chung: Chị đề nghị được nuôi cả 2 con, không yêu cầu cấp dưỡng.

Về việc phân chia tài sản chung: Hai vợ chồng có 1 căn nhà ở quận Thanh Xuân, 1 căn ở quận Đống Đa, 1 thẻ Ngân hàng có số tiền 100 triệu đồng chủ tài khoản là tên chị H. Chị đề nghị chia như sau:

  • Chia đôi giá trị tài sản căn nhà ở quận Thanh Xuân (đứng tên 2 vợ chồng).
  • Căn nhà ở Đống Đa (chỉ đứng tên chồng, là nhà được em chồng tặng cho trong thời kỳ hôn nhân và là nơi 2 vợ chồng đang chung sống) chị đề nghị chia đôi, chị được nhận hiện vật.
  • Số tiền 100  triệu đồng có trong thẻ Ngân hàng đứng tên chị (được mở năm 2014), chị cũng đề nghị chia đôi.

Yêu cầu của anh Đ như sau

  • Về con chung:  Anh đề nghị được nuôi con, không yêu cầu cấp dưỡng
  • Về tài sản:
  • Căn nhà ở Thanh Xuân anh đồng ý chia đôi.
  • Anh cho rằng căn nhà ở Đống Đa  không phải tài sản chung vì căn nhà đó anh được em trai tặng riêng cho mình vào năm 2002 nên không thể chia.
  • Thẻ Ngân hàng dù đứng tên vợ nhưng số tiền trong thẻ hoàn toàn do anh làm ra, chị H không có đóng góp gì (vì chị H chỉ ở nhà nuôi con, anh Đ là kiến trúc sư, tiền hàng tháng trang trải cho cuộc sống gia đình đều từ thu nhập của anh Đ) nên cũng không thể chia đôi.

Tòa án nhận định như sau

Về vấn đề con chung:

Năm 2017, cả 2 cháu N và D đã trên 7 tuổi nên bên cạnh việc Tòa còn phải xem xét cả nguyện vọng của 2 cháu xem các cháu muốn ở với ai thì còn phải căn cứ vào điều kiện nuôi dưỡng của bố và mẹ. Quy định của pháp luật chỉ là “xem xét” nguyện vọng của các con trên 7 tuổi chứ không phải là Tòa án phải giao quyền nuôi con theo nguyện của các con.

Về tài sản chung:

Tòa án xác định tài sản chung của vợ chồng anh Đ và chị H gồm:

  • Căn nhà ở quận Thanh Xuân đứng tên cả 2 vợ chồng là tài sản chung.
  • Số tiền 100 triệu có trong thẻ ngân hàng đứng tên chị H (bởi số tiền này là do anh Đ (chồng) tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (năm 2014) nên được xác định là tài sản chung) (căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Từ căn cứ đó, Tòa án chia tài sản

  • Đối với căn nhà ở Thanh Xuân: 2 vợ chồng đã thỏa thuận đồng ý chia đôi căn nhà nên Tòa án giải quyết giao căn nhà cho 1 trong 2 bên, bên còn lại sẽ được bên nhận nhà thanh toán cho một nửa giá trị căn nhà.
  • Đối với số tiền 100 triệu trong thẻ ngân hàng: Chị H tuy ở nhà chăm sóc con và lo việc gia đình, không đi làm nhưng vẫn được coi là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng đi làm (Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP). Số tiền 100 triệu lại được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (thẻ được mở từ năm 2014) nên 2 vợ chồng anh Đ được coi là có công sức đóng góp ngang nhau trong việc tạo lập ra khối tài sản này nên số tiền này sẽ được chia đôi, mỗi người nhận 50 triệu.
  • Đối với căn nhà ở Đống Đa: Căn nhà này tuy có được trong thời kỳ hôn nhân nhưng là tài sản anh Đ được tặng cho riêng (em trai tặng), nên căn nhà này được xác định là của anh Đ (căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014) nên không được xác định là tài sản chung.

2. Ý kiến từ luật sư

Có thể thấy điểm đặc biệt của vụ án này chính là việc xác định tài sản chung của 2 vợ chồng anh Đ chị H. Cụ thể là việc phân chia căn nhà tại quận Đống Đa mà hai người có sự tranh cãi: Anh Đ cho rằng đó là tài sản riêng, chị H cho rằng đó là tài sản chung.

Căn nhà ở Đống Đa được hình thành trong thời kỳ hôn nhân do người em trai tặng anh Đ khi anh còn đang trong mối quan hệ vợ chồng với chị H. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tài sản nào hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp này, nếu anh Đ cho rằng căn nhà ở quận Đống Đa là tài sản anh được tặng cho riêng thì anh Đ có nghĩa vụ chứng minh. Khi anh Đ chứng minh được đó là tài sản tặng cho riêng mình, tài sản đó sẽ hoàn toàn thuộc về anh Đ mà không phải phân chia với chị H khi ly hôn.

Lê Hồng Hiển

Luật sư Lê Hồng Hiển

Có thể thấy, trong vụ án trên, nếu không chứng minh được tài sản là căn nhà ở quận Đống Đa là tài sản riêng thì căn nhà đó sẽ được xác định là tài sản chung, anh Đ sẽ phải phân chia tài sản đó cho chị H khi ly hôn. Điều này cũng thường xảy ra trong nhiều vụ án ly hôn trên thực tế khi mà người trong cuộc không thể chứng minh được đó tài sản riêng của mình và chấp nhận chịu thiệt thòi khi tài sản bị phân chia. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi khi ly hôn, bạn không thể thiếu được sự tư vấn của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án.

Khác với bạn, luật sư tư vấn ly hôn là những người có hiểu biết pháp luật sâu rộng nên sẽ giúp bạn đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của mình. Các luật sư sẽ giúp bạn đưa ra những chứng cứ chứng minh tài sản riêng để nó không bị phân chia khi ly hôn. Trong quá trình ly hôn, các luật sư sẽ hướng dẫn giúp bạn hoàn thành nhanh chóng thủ tục để việc ly hôn diễn ra nhanh chóng nhất, tránh tình trạng kéo dài mệt mỏi.

Khi có nhu cầu nhận sự tư vấn khi ly hôn hoặc trợ giúp pháp lý từ phía luật sư, bạn có thể liên hệ với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự:

  • Địa chỉ: Phòng 324, số 142 đường Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 043 200 7447
  • Hotline: 091 789 4567
  • Email: luatsulehonghien@gmail.com

The post Tài sản hình thành trong hôn nhân không phải lúc nào cũng là của chung. appeared first on Dịch vụ tư vấn ly hôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét