Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Ly hôn đơn phương với chồng mất tích: Không phức tạp

Có những trường hợp người vợ/chồng mất tích trong nhiều năm khiến người còn lại phải tự tiếp tục cuộc sống hôn nhân mà chỉ có một mình. Việc ly hôn khi chồng mất tích lâu năm được coi như giải pháp giúp người kia tìm hạnh phúc mới cho mình, việc này không khó.

1. Tóm tắt tình huống

Vụ án thuộc bản án số 39/2017/HNGĐ-ST do Tòa án nhân dân quận H thành phố Hà Nội giải quyết.

Nguyên đơn là Chị A, sinh năm 19XX,  địa chỉ tại phường Y, quận H, thành phố Hà Nội. Bị đơn là Anh B, sinh năm 19XX, nơi cư trú cuối cùng thuộc phường Y, quận H, thành phố Hà Nội.

ly hôn đơn phương chồng mất tích

Theo lời khai của chị A: Chị A và anh B kết hôn với nhau vào tháng 11/2003. Trong thời gian chung sống, anh B không quan tâm đến vợ con và sống không có trách nhiệm nên đời sống hôn nhân không hạnh phúc, dẫn tới ly thân. Năm 2010, anh B bỏ đi không liên lạc với gia đình. Đến cuối năm 2016, chị A có yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Ngày 19/01/2017, Tòa án nhân dân quận H ra Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với anh B. Chị A cũng đã tiến hành thủ tục đăng tin tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng cũng không nhận được thông tin gì.

Sau khoảng thời gian dài không có tin tức gì về anh B, tình cảm vợ chồng cũng không còn nên chị A quyết định đề nghị Tòa án giải quyết cho chị và anh B ly hôn để chị sớm ổn định cuộc sống.

ly hôn đơn phương chồng mất tích

Về con chung, chị và anh B có một con chung là cháu C. Chị có nguyện vọng được nuôi cháu C và không yêu cầu anh B cấp dưỡng.

Về tài sản, nhà ở, nợ chung, chị không yêu cầu Tòa án giải quyết.

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

  • Chấp nhận yêu cầu ly hôn của chị A. Chị A được ly hôn với anh B.
  • Về con chung: Chị A và anh B có một con chung là cháu C, giao cháu C cho chị A trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Tạm hoãn tiền cấp dưỡng nuôi con cho anh B kể từ tháng 7/2017 cho tới khi cháu C đủ tuổi trưởng thành hoặc có sự thay đổi khác về nuôi con. Anh B có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Về tài sản, nhà ở và công nợ chung: Chị A không yêu cầu Tòa án giải quyết nên Tòa không xét.

2. Phân tích của luật sư

Điểm đặc biệt trong vụ án này đó chính là việc người chồng đã mất tích trong thời gian dài. Người chồng là anh B đã bỏ đi hơn 6 năm, từ năm 2010  không liên lạc gì với gia đình. Tòa án đã ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú nhưng không có tin tức gì của người chồng. Do vậy, không thể xác định chính xác địa chỉ cư trú của người chồng. Trường hợp này, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nơi người chồng cư trú cuối cùng là Tòa án nhân dân quận H, thành phố Hà Nội.

ly hôn đơn phương chồng mất tích
Một trong những thắc mắc mà nhiều người gặp phải khi ở trong những trường hợp tương tự đó chính là: Nếu người vợ/chồng bỏ đi thì có ly hôn được không?

Trong thực tiễn cuộc sống, có nhiều trường hợp người vợ hoặc người chồng bỏ đi biệt tích, không liên lạc với gia đình, không xác định được nơi cư trú. Sự biến mất của đối phương khiến người còn lại gặp nhiều khó khăn khi muốn ly hôn. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật đã tạo điều kiện để giải quyết tình trạng khó khăn này. Khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng giải quyết ( điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Trong vụ án trên, chị A đã chứng minh được chồng mất tích nhiều năm, dù đã dùng các biện pháp tìm kiếm đúng theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức. Chị cũng chỉ yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn và quyền nuôi con chứ không yêu cầu giải quyết việc phân chia tài sản, nhà ở hay công nợ nên quá trình giải quyết khá nhanh chóng và dễ dàng.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết thực hiện các biện pháp tìm kiếm đúng như quy định của pháp luật nên gặp khó khăn khi yêu cầu Tòa án xác định trường hợp mất tích của đối phương. Ngoài ra, những yêu cầu về phân chia tài sản chung, nhà ở hay nợ chung sẽ rất khó khăn và tốn thời gian vì đối phương mất tích.

Đối với những trường hợp như vậy, hãy đảm bảo rằng bạn nhận được sự tư vấn, trợ giúp pháp lý từ phía luật sư để giành mọi quyền lợi hợp pháp cho mình. Luật sư Lê Hồng Hiển có nhiều kinh nghiệm và kiến thức pháp luật nên sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, cho bạn những lời khuyên xác đáng.

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi chồng mất tích

Trong trường hợp gặp khó khăn khi ly hôn với người chồng/người vợ mất tích, hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình, bạn có thể liên hệ với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự:

  • Địa chỉ: Phòng 324, số 142 đường Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 043 200 7447
  • Hotline: 091 789 4567
  • Email: luatsulehonghien@gmail.com

The post Ly hôn đơn phương với chồng mất tích: Không phức tạp appeared first on Dịch vụ tư vấn ly hôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét