Thực tế hiện nay cho thấy trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn đang xảy ra ngày càng phổ biến. Với những trường hợp như trên, khi không muốn chung sống tiếp thì các vấn đề về con chung và tài sản sẽ được giải quyết như thế nào? Những tư vấn sau sẽ giúp bạn có những tham khảo hữu ích.
1. Quy định của Pháp luật về ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn
Trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng được định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”
Về việc ly hôn, tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:
1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
Theo khoản 1 Điều 14 thì nam, nữ khi có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát
quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Khi đó, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với tài sản và với con được giải quyết theo Điều 15 và 16 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Về quyền nuôi con:
Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định đối với trường hợp ly hôn mà không đăng ký kết hôn thì quyền, nghĩa vụ của các bên đối với con sẽ được giải quyết giống như trường hợp ly hôn bình thường theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, quyền nuôi con sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Quyền nuôi con, về cơ bản sẽ dựa theo các căn cứ sau:
- Thỏa thuận của các bên: Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên dựa trên việc bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
- Điều kiện của các bên: Tòa án sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho bên đảm bảo cho con mọi lợi ích tốt nhất về vật chất, tinh thần…
- Độ tuổi của con: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi được giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về quyền tài sản:
Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Như vậy, trong trường hợp này pháp luật công nhận sự thỏa thuận của các bên khi giải quyết quan hệ tài sản. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác có liên quan, có tính đến công việc của mỗi bên và quyền, lợi ích của phụ nữ và con.
Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung như sau:
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Thủ tục ly hôn
Thẩm quyền giải quyết ly hôn:
Căn cứ theo các quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 28; khoản 2 Điều 29; điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn đối với trường hợp không đăng ký kết hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Trường hợp các bên đều đồng thuận ly hôn thì có thể lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên cư trú.
Hồ sơ gồm:
- Đơn xin ly hôn;
- Giấy xác nhận của địa phương về quá trình sống chung của 2 người;
- Bản sao chứng thực CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu của hai bên;
- Bản sao chứng thực Giấy khai sinh của con chung;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền tài sản;
- Các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan.
Trình tự thủ tục như sau:
- Bước 1: Đương sự nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Bước 2: Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ ly hôn, Tòa án sẽ phản hồi để đương sự đóng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự.
- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết và nộp lại Biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
- Bước 4: Sau khi nhận được Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Vụ việc được giải quyết xong bằng Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Tòa án.
3. Tham khảo tư vấn của luật sư
Có thể nói rằng khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến luật pháp thì việc giải quyết chúng chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là khi bạn không nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như các giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị… Không có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cũng như kinh nghiệm làm việc với cơ quan Nhà nước sẽ khiến quá trình thực hiện thủ tục thêm khó khăn và kéo dài hoặc bị thiệt thòi khi phân chia tài sản và giành quyền nuôi con.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình trước ngưỡng cửa ly hôn, bạn nên nhờ sự tư vấn hoặc trợ giúp pháp lý của các luật sư tư vấn ly hôn – những người có kiến thức pháp luật chắc chắn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Với vốn kinh nghiệm 10 năm từ việc giải quyết các vụ việc ly hôn trong thực tế, dịch vụ ly hôn của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã tích lũy được những cách thức và phương pháp hiệu quả giúp bạn giải quyết việc ly hôn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Địa chỉ: Phòng 324, số 142 đường Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 043 200 7447
Hotline: 091 789 4567
Email: luatsulehonghien@gmail.com
The post Thủ tục ly hôn khi không đăng ký kết hôn appeared first on Dịch vụ ly hôn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét