Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Ly hôn con dưới 6 tuổi ở với ai?

Một trong những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trong các vụ án ly hôn chính là quyền nuôi con. Xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm nên những cuộc tranh đua giành quyền nuôi con thường khá quyết liệt. Dựa vào những quy định của pháp luật cũng như phụ thuộc từng trường hợp cụ thể mà vấn đề này có những cách giải quyết khác nhau. Một trong những câu hỏi hay gặp phải: Ly hôn con dưới 6 tuổi ở với ai?

1. Cơ sở pháp lý về quyền nuôi con dưới 6 tuổi

Quyền nuôi con dưới 6 tuổi khi ly hôn

Ly hôn con dưới 6 tuổi ở với ai?

Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con sau khi vợ, chồng ly hôn được quy định tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trừ trường hợp cha, mẹ có thỏa thuận khác, quyền nuôi con dưới 6 tuổi  sẽ được giải quyết như sau:

  • Đối với con dưới 36 tháng tuổi: Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi do người vợ trực tiếp nuôi dưỡng. Chồng được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi cả hai vợ, chồng đã có thỏa thuận với nhau về việc này hoặc do người vợ không đủ điều kiện trực tiếp để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Đối với con từ 36 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi: Quyền nuôi con trong trường hợp này sẽ do vợ, chồng thỏa thuận với nhau. Nếu không tự thỏa thuận được thì quyền nuôi con sẽ do Tòa án quyết định. Tòa án sẽ dựa vào việc xem xét các điều kiện của từng bên, căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt như điều kiện để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, sức khỏe…để trao quyền nuôi con.
mẹ đang bế bé gái

Con từ 36 tháng đến 6 tuổi sẽ do vợ chồng thỏa thuận quyền nuôi con

2. Cách giành quyền nuôi con

Để có thể có được lợi thế khi giành quyền nuôi con, bạn phải nắm được pháp luật quy định  như thế nào về quyền nuôi con. Như đã nói ở trên, với con từ 36 tháng tuổi đến 6 tuổi thì quyền nuôi con cho cha mẹ thỏa thuận. Tuy nhiên, phần lớn trong các vụ án ly hôn thì cha mẹ không tự thỏa thuận được quyền nuôi con. Theo quy định tại khoản 2 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Những điều kiện được xét tới để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con bao gồm:

  • Điều kiện kinh tế: Để có thể trực tiếp nuôi dưỡng được con thì cha hoặc mẹ cần phải đảm bảo điều kiện về mặt kinh tế. Cha, mẹ phải đáp ứng được cho con mức sống tối thiểu.  Mức sống tối thiểu tức là nhu cầu cần và đủ ở mức tối thiểu ở lứa tuổi của con. Ví dụ con 5 tuổi có những nhu cầu tối thiểu như ăn uống, vui chơi, học tập tại lớp mầm non 5 tuổi. Pháp luật không bắt buộc người trực tiếp nuôi dưỡng phải cho con được cuộc sống chất lượng cao, sung túc, hiện đại hay có năng lực tài chính cao. Tuy vậy, cha, mẹ phải đáp ứng những nhu cầu tối thiểu này mới được ưu tiên về quyền nuôi con.

Như vậy, bạn phải chứng minh được về kinh tế của mình thông qua thu thập ổn định hoặc đảm bảo cho con tài chính đầy đủ. Không chứng minh được thu nhập có thể gây bất lợi cho ban. Tuy nhiên, có kinh tế tốt, tài chính cao chưa phải là điều quyết định cho quyền nuôi con.

  • Sức khỏe của cha, mẹ: người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có sức khỏe đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi nấng và giáo dục con.
  • Đạo đức và phẩm chất của cha, mẹ: đấy là yếu tố được quan tâm vì người có đạo đức tốt sẽ ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của con. Có thể hiểu là cha, mẹ có tiền án tiền sự có thể gặp bất lợi khi xét về yếu tố này để giành quyền nuôi con.
  • Điều kiện về thời gian dành cho con: xem xét sẽ dựa vào yếu tố về công việc của cha, mẹ và thời gian mà cha, mẹ có thể sắp xếp để dành cho con. Như vậy, có công việc ổn định và lương cao nhưng không thường xuyên ở nhà với con sẽ là bất lợi cho bạn khi xét về yếu tố này
  • Môi trường sống: môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ về nhân cách. Vì thế, yếu tố môi trường sống cũng là một khía cạnh để Tòa án quyết định quyền nuôi con thuộc về ai.

Ngoài ra, trên thực tế, khi Tòa án quyết định quyền nuôi con thuộc về cha hoặc mẹ còn có nhiều yếu tố khách quan khác.

bé trai ôm mẹ

Để giành được quyền nuôi con, bạn cần phải có nhiều giấy tờ, chứng cứ nhất

Các yếu tố trên là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của Tòa án trong việc trao quyền nuôi con. Chính vì thế, để giành quyền nuôi con, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ hoặc tài liệu cần thiết để chứng minh rằng bạn có điều kiện kinh tế tốt hơn đối phương hoặc ở mức ổn định, bạn có trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức tốt, môi trường sống cho con đảm bảo, thời gian dành cho con nhiều hơn đối phương…Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nêu ra các bất lợi nếu cho con ở với cha hoặc mẹ như thu thập không ổn định, tư cách đạo đức không tốt…để Tòa án xem xét.

>> Xem thêm: Ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai?

Trong các vụ án ly hôn, đa phần cha hoặc mẹ đều muốn trực tiếp nuôi dưỡng con khôn lớn nên xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, ngoài các quy định của pháp luật, đây cũng là vấn đề chứa nhiều tình cảm nên cần được  xử trí thỏa đáng. Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp cho bạn có thêm những hiểu biết và tham khảo về việc: Con dưới 6 tuổi ở với ai khi cha, mẹ ly hôn?

The post Ly hôn con dưới 6 tuổi ở với ai? appeared first on Dịch vụ ly hôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét